Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Thuốc Nexium là thuốc gì và sử dụng như thế nào?

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày và thực quản ngày một tăng cao. Tuy nhiên, những bệnh này có thể được kiểm soát bằng thuốc Nexium. Vậy, cụ thể thuốc Nexium là thuốc gì và sử dụng như thế nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết sau để biết cách sử dụng thuốc Nexium an toàn, đúng liều lượng từ đó mang lại hiệu quả điều trị cao.

Thông tin chung về thuốc Nexium

Thông tin cơ bản

Thuốc Nexium là dòng thuốc chuyên điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và thực quản nhờ có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày, từ đó nhanh chóng chữa lành các tổn thương ở dạ dày – thực quản.
Tên biệt dược: Nexium
♦ Tên hoạt chất: Hoạt chất Esomeprazole
♦ Nhóm thuốc: Nhóm thuốc kháng axit
Thuốc Nexium chuyên điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và thực quản
Thuốc Nexium chuyên điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và thực quản

Dạng bào chế của thuốc Nexium

Thuốc Nexium được bào chế dưới 2 dạng là viên nén và gói dạng bột. Trong đó, thuốc Nexium dạng viên nén gồm viên 20mg và viên 40mg.
Viên nén 20mg
♦ Chứa 20mg hoạt chất Esomeprazole
♦ Có hình oval và có màu hồng nhạt
♦ Một mặt của viên thuốc được khắc 20mg, mặt còn lại khắc “EH” bên dưới và “A” bên trên.
Viên nén 40mg
♦ Chứa 40mg hoạt chất Esomeprazole
♦ Thuốc có hình oval và màu hồng đậm hơn viên thuốc dạng 20mg.
♦ Một mặt của viên thuốc được khắc 40mg, mặt còn lại khắc “EI” bên dưới và “A” bên trên.
Thuốc Nexium dạng gói
♦ Mỗi gói thuốc tương đương với 10mg Esomeprazole.
♦ Bên trong gói thuốc chứa thuốc bột màu vàng.

Công dụng – chống chỉ định của thuốc Nexium

Công dụng của thuốc Nexium

Thành phần hoạt chất Esomeprazole Magie có trong Nexium là một chất ức chế bơm proton, có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày. Vì thế, thuốc Nexium được sử dụng trong các trường hợp như:
♦ Điều trị các bệnh về dạ dày – thực quản như: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày.
♦ Làm giảm các triệu chứng như: Ợ nóng, ho dai dẳng, khó nuốt
♦ Chữa lành các tổn thương ở thực quản do axit dạ dày gây ra.
♦ Ngăn ngừa viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn H.pylori.

Chống chỉ định của thuốc Nexium

Thuốc Nexium được khuyến cáo không sử dụng trong các trường hợp sau:
♦ Những người cảm với các thành phần có trong thuốc.
♦ Những bệnh nhân mắc bệnh gan, lupus, mật độ xương thấp hoặc loãng xương, nồng độ magie trong máu thấp… cũng không nên sử dụng thuốc Nexium, vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm:

Cách dùng – liều lượng và cách bảo quản thuốc Nexium

Cách dùng thuốc Nexium

Với thuốc dạng viên nén
Uống cả viên, không nên nhai hay nghiền nhuyễn thuốc vì có thể gây mất tác dụng.
♦ Nên uống thuốc với 1 cốc nước đầy, giúp thuốc dễ hòa tan hơn.
♦ Uống thuốc với nước lọc sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao. Ngược lại, nếu uống thuốc với nước trái cây, sữa, trà… có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Với thuốc dạng bột
♦ Cho khoảng 15ml nước vào cốc, sau đó đổ cả gói thuốc bột Nexium vào nước.
♦ Sử dụng thìa khuấy đều, đợi vài phút để hỗn hợp đặc lại.
♦ Uống hết lượng thuốc trong ly.
♦ Tráng ly lại với nước và uống nhiều lần để đảm bảo hấp thụ đủ lượng thuốc.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Nexium dạng gói bột
Hướng dẫn sử dụng thuốc Nexium dạng gói bột

Liều lượng khi dùng thuốc Nexium

Tùy vào cơ địa, lứa tuổi và tình trạng, liều lượng sử dụng thuốc Nexium sẽ khác nhau. Dưới đây là liều lượng tham khảo khi điều trị bệnh dạ dày – thực quản bằng thuốc Nexium.
Điều trị bệnh viêm thực quản trào ngược
♦ Sử dụng thuốc Nexium dạng viên 40mg/ ngày trong vòng 4 – 8 tuần.
♦ Sau 8 tuần, nếu bệnh vẫn chưa khỏi có thể tiếp tục sử dụng thuốc Nexium dạng viên 20mg/ ngày trong 4 tuần tiếp theo.
Điều trị tình trạng ợ nóng
♦ Sử dụng thuốc Nexium dạng viên 20mg/ 1 lần/ ngày trong 2 – 4 tuần.
♦ Sau khi điều trị khỏi bệnh, có thể sử dụng thuốc Nexium dạng viên 20mg/ lần khi triệu chứng ợ nóng quay trở lại.
Điều trị viêm loét dạ dày
♦ Sử dụng thuốc Nexium dạng viên 20mg/ 1 lần/ ngày, uống thuốc trong khoảng 4 – 8 tuần.
♦ Để ngăn ngừa tình trạng loét cũng có thể sử dụng Nexium dạng viên 20mg/ 1 lần/ ngày.
Điều trị loét dạ dày – tá tràng do nhiễm khuẩn Hp
Điều trị loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp bằng thuốc Nexium
Điều trị loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp bằng thuốc Nexium
♦ Để tiêu diệt vi khuẩn Hp, sử dụng thuốc Nexium dạng viên 20mg/ 1 lần, uống 2 lần/ ngày.
♦ Ngoài ra, có thể kết hợp với Amoxicillin 1000mg và Clarithromycin 500mg để đạt hiệu quả điều trị cao hơn.
♦ Uống thuốc đúng liều lượng liên tục trong 7 ngày.
Với trẻ em từ 12 tháng – 11 tuổi
♦ Thời gian điều trị bằng thuốc tối đa là 8 tuần.
♦ Với bé bị viêm thực quản trào ngược: Uống từ 10mg – 20mg/ ngày tùy vào cân nặng của trẻ
♦ Với bé bị ợ nóng & trào ngược dạ dày: Uống 10mg/ ngày.
♦ Nên cho trẻ uống thuốc Nexium dạng bột để tránh bị nghẹn ở cổ.
Trẻ em từ 11 – 17 tuổi
♦ Viêm thực quản trào ngược: Uống 20mg – 40mg/ 1 lần/ ngày, uống thuốc trong 4 – 8 tuần.
♦ Ợ nóng và trào ngược dạ dày: Sử dụng 20mg/ ngày, điều trị trong khoảng 2 – 4 tuần.

Cách bảo quản thuốc Nexium

♦ Nên bảo quản thuốc Nexium trong hộp kín, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Với gói dạng bột thì chỉ mở gói thuốc khi sử dụng.
♦ Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 15ºC – 30ºC.
♦ Đặt thuốc ở nơi khô thoáng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Những lưu ý cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc Nexium

Tác dụng phụ của thuốc Nexium

Trong thời gian điều trị bằng thuốc Nexium, người bệnh có thể gặp phải một trong những tác dụng phụ của thuốc như:
♦ Đau nhức đầu, buồn nôn.
♦ Buồn ngủ, khô miệng.
♦ Đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy nhẹ.
Ngoài ra, một số trường hợp còn có thể phát sinh những tác dụng phụ hiếm gặp như:
♦ Tiêu chảy ra nước, hoặc có lẫn máu.
♦ Co giật, đau khớp, nổi mẩn ở vùng da trên má hoặc da tay.
♦ Ảnh hưởng đến thận, người bệnh có thể đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường, trong nước tiểu có lẫn máu, tăng cân nhanh.
♦ Nồng độ magie thấp: Có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh, có cảm giác bồn chồn, chuột rút, co thắt tay chân, ngạt thở.
♦ Nếu sử dụng thuốc Nexium quá 3 năm có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
Lưu ý: Nếu chẳng may gặp phải những tác dụng phụ kể trên, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trong quá trình sử dụng thuốc Nexium người bệnh có thể bị chuột rút
Trong quá trình sử dụng thuốc Nexium người bệnh có thể bị chuột rút

Tương tác thuốc

♦ Thuốc Nexium có khả năng phát sinh tương tác với các loại thuốc như: Cilostazol, Clopidogrel, Rifampin, Methotrexate.
♦ Bên cạnh đó, có một số loại thuốc sẽ bị giảm tác dụng khi dùng cùng lúc với Nexium như: Atazanavir, Nelfinavir, Erlotinib, Pazopanib, Rilpivirine và một vài loại thuốc chống nấm azole (itraconazole, posaconazole, ketoconazole…).
Nếu người bệnh đang sử dụng các loại thuốc kể trên cùng với Nexium thì nên:
♦ Tạm ngưng sử dụng 1 trong 2 loại thuốc.
♦ Điều trị thay thế bằng loại thuốc khác có tác dụng tương đương.
♦ Điều chỉnh thời gian sử dụng của một trong hai loại thuốc.

Khuyến cáo: Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc Nexium?

Theo chia sẻ của các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Nexium trong những trường hợp sau:
♦ Phát hiện thuốc không còn nguyên vẹn hay bị hư hỏng.
♦ Phát sinh tương tác khi sử dụng chung với các loại thuốc khác.
♦ Gặp phải những tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc.

https://suckhoebanthanhcm.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét