Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Đặc điểm, công dụng cây rau tần

Rau tần còn có tên gọi khác là húng chanh, rau tần nhiều lá. Bạn đã biết gì về công dụng của cây rau tần? Đó là một loại cây dại mọc ở nhiều nơi nhưng lại có nhiều tác dụng trong việc chữa trị các bệnh về đường hô hấp cho người lớn và trẻ em.

Thông tin cơ bản về cây rau tần

Đặc điểm sinh học

Rau tần còn có tên gọi khác là húng chanh, rau tần nhiều lá, dương tử tô hoặc rau tàu bay. Dù được biết đến với tên gọi nào thì cây cũng có đặc điểm sinh học đặc trưng như:
 Thân cây mập, có rãnh mọc đứng. Lá có hình trứng dày, mỏng, to, có mùi thơm và mép có răng cưa.
 Rễ cái của cây có màu trắng hoặc màu nâu.
 Hoa lưỡng tính, có màu từ hồng nhạt đến đỏ, nâu đỏ. Quả nhỏ giống hình thoi và có mào lông.
Cây rau tần
Cây rau tần

Đặc điểm sinh thái

Rau húng chanh thường được phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, cây thường mọc ở những nơi thoáng, nơi hoang dã ở nơi rừng núi hoặc ven rừng.
Loại cây rau dại này được biết đến từ thời chiến cho đến hiện nay. Ở thời chiến rau tần được xem như món ăn hằng ngày của các chiến sĩ chiến đấu nơi núi rừng. Ngày nay, nó được xem như một loại thảo dược trong nền y học hiện đại.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong cây rau

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g rau húng chanh bao gồm các chất sau:
 Nước: 93.1g
 Năng lượng: 18Kcal, 74KJ
 Chất đạm: 2.5g
 Chất đường bột: 1.9g
 Chất xơ: 1.6g
 Canxi: 81mg
 Photpho: 25mg
 Vitamin C: 10mg
 Beta-caroten: 1700μg

Tác dụng và liều lượng của cây rau tần

Tác dụng

Cây rau tần được dùng như một loại thảo dược trong dân gian để chữa trị một một số bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn:
- Các chứng ho thông thường hoặc lâu ngày
- Viêm họng, viêm phế quản
- Cảm cúm, cảm lạnh và sốt
- Cơ thể mệt mỏi do thiếu nước
- Đau nhức do các loại côn trùng cắn
- Bệnh về da, dị ứng, nổi mề đay
- Điều trị hôi miệng

Liều lượng

Cây rau húng chanh sử dụng khi còn tươi bằng cách giã nát để uống, hoặc sắc thuốc lấy nước, hoặc đắp lên vùng da bị ảnh hưởng. Liều dùng cụ thể như sau:
- Người lớn thường dùng 1 muỗng nước ép lá/1 giờ.
- Trẻ em dùng 1 muỗng cà phê, dùng 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Sắc thuốc để lấy nước uống
Sắc thuốc để lấy nước uống

Bài thuốc điều trị dân gian từ cây rau tần

 Chữa cảm cúm, cảm lạnh và sốt cao
Thay đổi thời tiết thất thường dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi do cảm cúm và sốt cao. Lúc này cần sử dụng rau tần để hạ nhiệt cơ thể người bệnh một cách nhanh chóng.
Kết hợp rau tần với muối và nước sôi để nguội rồi tiến hành giã nát để lấy nước uống. Có thể dùng bã rau để thoa khắp người, nên kết hợp vừa uống vừa thoa để nhanh khỏi cảm.
 Trị vết thương do côn trùng cắn
Nếu bạn bị bò cạp, rết, ong cắn thì hãy dùng ngay 20gr lá rau tần tươi giã nát đắp lên chỗ bị cắn đau, sưng đỏ. Sau một thời gian ngắn đắp lá sẽ hết đau, không còn bị sưng đó nữa.
 Chữa dị ứng da và nổi mày đay
Đối với triệu chứng bệnh này, bạn cần sắc 15gr lá rau húng chanh khô với nước. Sắc đến khi còn 1 bát nước, lúc này chia làm 3 lần uống/ngày. Đồng thời, bạn giã lá rau tươi đắp lên chỗ dị ứng sẽ có hiệu quả nhanh hơn.
 Điều trị chảy máu cam
Bài thuốc này cần kết hợp 20gr lá rau húng chanh với 10gr hoa hòe, 15gr cam thảo đất, 15gr tắc bá, tất cả được đem đi sắc cùng với lượng nước vừa đủ.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những lá rau húng chanh tươi nhét vào lỗ mũi đang chảy máu. Đồng thời bạn cần ngẩn cao đầu hoặc nằm xuống ngăn không cho máu chảy ra.
 Điều trị chứng hôi miệng
Khi bị hôi miệng khiến cho bạn mất tự tin trong giao tiếp, gây ra nhiều trở ngại trong công việc cùng như cuộc sống.
Bạn chỉ cần sắc một lượng rau tần khô đến khi nước đặc. Dùng nước thuốc vừa sắc này để ngậm hoặc súc miệng rồi nhổ ra, sẽ giúp giảm bớt hôi miệng.
 Trị viêm họng, viêm phế quản
Triệu chứng này dễ dẫn đến nguy cơ tắt tiếng ở bệnh nhân gây ra nhiều bất tiện trong giao tiếp. Chỉ cần bệnh nhân sử dụng rau tần kết hợp với cam đất thảo, kim ngân hoa, củ giẻ quạt, sài đất sắc thành nước để uống, sử dụng liên tục sẽ cải thiện triệu chứng viêm họng, viêm phế quản.
 Chữa triệu chứng ho thông thường hoặc lâu ngày
Cách 1: Sử dụng húng chanh chưng cách thủy với trứng rồi ăn. Sử dụng liên tục từ 3 đến 5 ngày thì chứng ho sẽ cải thiện và dứt hẳn.
Cách 2: Rau húng chanh kết hợp với muối. Giã nát cây rau rồi vắt lấy nước và pha với 1 ít nước để uống. Bệnh nhân duy trì uống từ 3 đến 5 ngày thì bệnh sẽ khỏi.
Cách 3: Rau húng chanh được kết hợp với đường phèn, trái tắc, gừng tươi. Rửa sạch lá rau tươi rồi cho vào nồi nấu với các loại thảo dược để uống liên tục từ 3 đến ngày.
Kết hợp với đường phèn, trái tắc,gừng tươi để trị ho
Kết hợp với đường phèn, trái tắc,gừng tươi để trị ho

Chú ý khi dùng rau tần

Theo các chuyên gia của Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu cho biết, để đạt hiệu quả và không gây ra những tác dụng không mong muốn, khi sử dụng loại rau này làm thuốc điều trị, bạn nên lưu ý:
- Không nên sử dụng cho những người bị dị ứng với các thành phần của rau.
- Thận trọng khi sử dụng rau này cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thuốc trị bệnh từ rau húng chanh thường có hiệu quả đối với những triệu chứng nhẹ. Do đó để đạt hiệu quả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định dùng thuốc.
- Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có tác dụng khác nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét