Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Ampicillin là thuốc gì? Cách dùng ra sao?

Nhắc đến Ampicillin thì đây chính là loại thuốc kháng sinh được dùng với mục đích điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng vì vi khuẩn. Nhưng hiểu rõ công dụng cùng cách sử dụng thuốc Ampicillin ra sao thì chắc rằng không phải ai cũng biết. Do vậy nên phần chia sẻ dưới đây của bài viết chúng tôi xin được tận tình lật mở để bạn có được kiến thức về loại thuốc kháng sinh này!

GIỚI THIỆU VỀ THUỐC AMPICILLIN

Thuốc Ampicillin có tên hoạt chất cũng là Ampicillin và nó thuộc về nhóm thuốc kháng sinh với tên biệt dược là Ampi. Thông tin cơ bản của loại thuốc này đó là:

1. Về dạng bào chế

Thuốc có sẵn với các dạng như sau:
→ Dạng viên nang Ampicillin 250mg cùng 500mg.
→ Dạng bột pha Ampicillin 125mg, 250mg, 500mg, 1g, 2g cùng 10g.
→ Dạng chất lỏng uống Ampicillin 125mg/5ml và 250mg/5ml.

2. Về công dụng

Với Ampicillin thì nó là kháng sinh được dùng với mục đích điều trị các bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra. Nó bao gồm cả nhiễm trùng tai, nhiễm trùng ngực, viêm xoang, viêm phế quản, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phổi gây ra.
Còn với dạng Ampicillin thuốc tiêm thì nó sẽ được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Có thể kể đến như là viêm màng não, viêm nội tâm mạc hoặc là trường hợp không uống thuốc được.
Ampicillin sẽ hoạt động theo cơ chế can thiệp vào khả năng hình thành tế bào vi khuẩn. Thuốc Ampicillin sẽ cho phép lỗ hổng xuất hiện bên trong thành tế bào vi khuẩn gây chết vi khuẩn nhiễm trùng.

3. Liều lượng dùng

Thuốc có liều dùng phụ thuốc vào tình trạng sức khỏe người bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần thăm khám kỹ càng để được bác sĩ chỉ định liều dùng cho phù hợp. Thường Ampicillin được dùng như sau:
Thuốc kháng sinh Ampicillin có tác dụng giết chết nhiều loại vi khuẩn
Thuốc kháng sinh Ampicillin có tác dụng giết chết nhiều loại vi khuẩn
Định lượng dùng chung:
→ Với người lớn sẽ dùng 250mg đến 500mg mỗi 6 giờ. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 đến 2g mỗi từ 4 đến 6 giờ hoặc là dùng 50 đến 250mg/kg/ngày và chia mỗi 4 đến 6 giờ. Lưu ý không được vượt quá 12g mỗi ngày.
→ Với trẻ em sẽ dùng Ampicillin 400mg/kg/ngày và tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 giờ một lần. 50 đến 100mg/kg/ngày bằng đường uống mỗi từ 4 đến 6 giờ và không được vượt quá 12g mỗi ngày. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng sẽ được dùng 200 đến 400mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 giờ.
→ Với trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi nếu dưới 2kg thì dùng Ampicillin 50 đến 100mg/kg/ ngày để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 12 giờ. Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi và trên 2kg sẽ dùng Ampicillin 75 đến 150mg/kg/ngày để tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Với trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi và từ 1.2 đến 2kg thì dùng Ampicillin 75 đến 150mg/kg/ngày và tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp mỗi 8 giờ.
Định lượng dự phòng viêm nội tâm mạc:
→ Với đối tượng người lớn dùng 2g Ampicillin tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong thời gian 30 đến 60 phút trước khi thực hiện thủ thuật.
→ Với đối tượng trẻ em dùng 50mg/kg Ampicillin để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp trong thời gian từ 30 đến 60 phút trước khi thực hiện thủ thuật.
Định lượng viêm nội tâm mạc:
→ Được truyền tĩnh mạch Ampicillin 12g/ ngày hoặc chia mỗi 4 giờ.
→ Định lượng nhiễm trùng đường sinh dục:
→ Đối tượng người lớn dùng từ 1 đến 2g Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ cùng gentamicin nếu bị nghi ngờ nhiễm khuẩn enterococcus.
→ Đối tượng trẻ em dưới 40kg sẽ dùng 50 đến 100mg/kg trên 1 ngày để tim tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 giờ. Với trẻ em trên 40kg dùng 500mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 giờ.
Định lượng nhiễm trùng đường tiêu hóa:
→ Với đối tượng người lớn dùng 500mg Ampicillin để tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ và liều lớn hơn thì dùng trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng hoặc là bị mãn tính.
→ Với đối tượng trẻ em:
Nếu dưới 20kg dùng 50 đến 100mg/kg/ngày và chia miệng mối 6 giờ.
Nếu trên 20kg dùng 500mg uống mỗi 6 giờ.
Nếu dưới 40kg dùng 50mg/kg/ ngày để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 đến 8 giờ.
Nếu trên 40kg dùng 500mg để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 giờ.
Bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể về liều lượng
Bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể về liều lượng
Định lượng bệnh lậu:
→ Với người lớn dùng 3.5 Ampicillin tiêm tĩnh mạch một lần cùng với 1g probenecid/
→ Với trẻ em dưới 20 tuổi không được dùng. Trẻ em trên 20kg uống 3.5g qua đường uống một lần cùng với 1g probenecid.
Định lượng nhiễm trùng đường hô hấp:
→ Với người lớn dùng 250mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
→ Với trẻ em dưới 20kg dùng 50mg/kg/ngày và chia miệng mỗi 6 đến 8 giờ. Với trẻ em trên 20kg dùng 250mg uống với thời gian mỗi 6 giờ. Trẻ em dưới 40kg dùng 25 đến 50mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 6 đến 8 giờ. Trẻ em trên 40kg từ 250 đến 500mg dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ
Định lượng viêm màng não do vi khuẩn:
→ Dùng từ 150 đến 200mg/kg thuốc Ampicillin 1 ngày và tiêm tĩnh mạch sau từ 6 đến 8 giờ.
→ Định lượng liên cầu khuẩn với nhóm B:
→ Dự phòng sơ sinh dùng 2g Ampicillin tiêm tĩnh mạch ban đầu và sau đó thì cứ 4 giờ cho đến lúc sinh.
→ Bị nhiễm khuẩn Listeria dùng 2g Ampicillin tiêm tĩnh mạch cứ sau thời gian 4 giờ.
Định lượng dịch tả:
Với trẻ em dùng từ 50mg/kg thuốc Ampicillin trong thời gian 1 ngày và chia miệng mỗi 6 giờ trong thời gian 3 ngày và không quá lượng 2g/ ngày.

4. Chống chỉ định cùng thận trọng

Với Ampicillin thì thuốc không phù hợp với:
Đối tượng đã từng bị dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm penicillin hoặc cephalosporin.
Bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có bên trong thuốc Ampicillin.
Ngoài ra cần phải thông báo cùng bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu bản thân: Có bất cứ vấn đề gì về thận, tiền sử bị dị ứng, bị bệnh bạch cầu lympho, bị sốt xuất huyết hoặc là cytomegalovirus (CMV).
Với phụ nữ đang cho bé bú thì Ampicillin có thể truyền vào sữa mẹ với lượng nhỏ và điều này có thể gây ảnh hưởng đến vi khuẩn tự nhiên bên trong ruột, đường miệng trẻ.

LƯU Ý CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC AMPICILLIN

1. Khuyến cáo khi dùng

Người bệnh cần lưu ý rằng cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2. Tác dụng phụ có thể xảy ra

Dùng thuốc Ampicillin có thể gây ra một số những tác dụng phụ như là: Gây phát ban, gây viêm da dạng cấp tính, gây bong tróc và đỏ da, gây tổ ong, gây sốt, co giật, gây viêm lưỡi, buồn nôn hoặc nôn.
Ngoài ra thuốc cũng có thể gây nhiễm trùng nấm men ở miệng, gây thiếu máu, đau đầu, viêm thận, tiết dịch hoặc ngứa âm đạo, gây bầm tím, chảy máu, đau họng.

3. Tình trạng tương tác thuốc

Sử dụng thuốc Ampicillin có thể tương tác với một số loại thuốc như là: Vivotif, Methotrexate, Magnesium citrate, Warfarin, Thuốc chống trào ngược axit, Exenatide, Doxycycline, Tramadol, Tiagabine (Gabitril), Allopurinol hay Bupropion.
 
https://suckhoebanthanhcm.blogspot.com/
CHIA SẺ THÊM:
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu lý giải bệnh nhân khi dùng thuốc Ampicillin cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, khuyến cáo… Nếu bản thân thấy xảy ra bất cứ vấn đề gì liên quan cần phải tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ ngay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét