Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Thuốc Cimetidine trị viêm thực quản bào mòn

Thuốc đường tiêu hóa Cimetidine thuộc về nhóm thuốc chẹn H2 và nó mang đến công dụng hiệu quả trong việc giảm đi axit bên trong dạ dày. Vì vậy thuốc được chỉ định chữa trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản bào mòn… Nội dung ngay sau đây của bài viết chúng tôi sẽ giúp bạn rõ hơn về loại thuốc Cimetidine này.

KHÁI QUÁT THÔNG TIN THUỐC CIMETIDINE

Cimetidine chính là thuốc thuộc phân nhóm đường tiêu hóa và có những công dụng quan trọng bao gồm:

1. Công dụng

Thuộc về nhóm chẹn H2 thuốc điều trị làm giảm axit trong dạ dày.
• Công thức tương tự như histamine được cơ thể con người sản sinh. Vì vậy thuốc Cimetidine sẽ tranh chấp cùng histamine ở thành dạ dày làm giảm quá trình tiết dịch vụ.
• Thuốc còn giúp giảm đi nồng độ HCl dịch vị.
Cimetidine chính là thuốc thuộc phân nhóm đường tiêu hóa
Cimetidine chính là thuốc thuộc phân nhóm đường tiêu hóa

2. Chỉ định khi dùng

Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp bao gồm:
• • • Bệnh nhân bị hội chứng Zollinger Ellison, bị viêm loét dạ dày tá tràng cần dùng Cimetidine.
• • • Bệnh nhân bị viêm thực quản bào mòn hoặc là bị trào ngược axit dạ dày thực quản cũng là đối tượng dùng Cimetidine.

3. Trường hợp chống chỉ định

Không dùng thuốc Cimetidine với những bệnh nhân: Cơ địa mẫn cảm với thành phần bên trong thuốc hoặc đối tượng đang mang thai và đang giai đoạn cho bé bú.

4. Cách dùng cùng liều dùng

→ Cách dùng: Thuốc bào chế theo dạng viên nén và được dùng với một ly nước. Bệnh nhân nên nuốt trọn thuốc cùng nước. Không nên bẻ hay nghiền nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Còn với thuốc dạng tiêm thì nhân viên y tế sẽ tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp.
→ Liều dùng: Phụ thuộc vào mức độ bệnh, mức độ hấp thu thuốc cơ thể hoặc độ tuổi. Vì vậy bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng cùng tần suất dùng Cimetidine theo từng trường hợp. Dưới đây là liều khuyến cáo không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ, nhân viên y tế:
Đối tượng người lớn:
→ Điều trị loét tá tràng: Dùng 800 đến 100mg/ lần 1 ngày dạng viên uống và uống trước khi đi ngủ. Hoặc dùng 300mg tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch sau mỗi từ 6 đến 8 giờ. Dùng tối đa thuốc 6 tuần.
→ Điều trị loét dạ dày tá tràng: Dùng 400mg/ lần 1 ngày và dùng trước khi đi ngủ. Dùng tối đa thuốc 5 năm.
→ Điều trị loét dạ dày: Dùng 800mg/ lần 1 ngày và sử dụng trước khi đi ngủ. Hoặc có thể dùng 300mg/ liều mỗi ngày dùng 4 liều. Nên uống thuốc sau 3 bữa ăn và trước lúc đi ngủ. Thời gian dùng Cimetidine tối đa là 8 tuần.
→ Điều trị hội chứng Zollinger Ellison: Dùng 300mg/ liều dùng mỗi ngày 4 liều và tối đa 2400mg/ ngày với dạng viên uống. Còn dạng thuốc tiêm thì dùng 300mg tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch sau mỗi 6 giờ.
→ Điều trị viêm thực quản ăn mòn: Dùng 800mg/ lần và uống 2 lần mỗi ngày hoặc dùng 400mg/ lần và uống 4 lần 1 ngày. Với dạng thuốc tiêm thì tiêm 300mg tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau mỗi 6 giờ.
Nên uống thuốc với một ly nước lọc, không bẻ hay nghiền thuốc khi không có yêu cầu
Nên uống thuốc với một ly nước lọc, không bẻ hay nghiền thuốc khi không có yêu cầu
→ Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Dạng viên uống dùng 800mg mỗi lần và uống 2 lần mỗi ngày. Hoặc có thể dùng 400mg mỗi lần uống 4 lần mỗi ngày. Với dạng thuốc tiêm thì dùng 300mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
→ Điều trị chứng khó tiêu: Sử dụng 200mg mỗi lần nếu khó tiêu. Hoặc có thể uống 200mg trước lúc ăn 30 phút. Tối đa mỗi ngày dùng 400mg.
Đối tượng dùng Cimetidine là trẻ em:
→ Điều trị khó tiêu: Chỉ dùng với trẻ hơn 12 tuổi và sử dụng 200mg mỗi lần khi khó tiêu. Hoặc uống Cimetidine 200mg trước khi ăn 30 phút. Tối đa mỗi ngày dùng 400mg/ ngày.
→ Với các vấn đề khác thì bệnh nhân cần đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị cùng liều dùng phù hợp.
5. Cách bảo quản
Bạn để thuốc Cimetidine ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp hoặc là nơi có nhiều độ ẩm. Cần để thuốc ở xa tầm với trẻ em hoặc thú nuôi. Nếu như thuốc có dấu hiệu hư hại biến chất hay hết hạn dùng thì không nên dùng nữa.
Hạn chế lái xe, vận hành máy móc,… trong thời gian dùng thuốc
Hạn chế lái xe, vận hành máy móc,… trong thời gian dùng thuốc

CHÚ Ý CÁCH DÙNG THUỐC CIMETIDINE

1. Thận trọng khi dùng thuốc

Với những bệnh lý về thận, gan, phổi tắc nghẽn mãn tính, suy giảm miễn dịch, tiểu đường… có thể sẽ bị ảnh hưởng do hoạt động thuốc. Vì vậy bệnh nhân cần thông báo cùng bác sĩ tình trạng bản thân đang gặp để được cân nhắc cách sử dụng thuốc.
► Khi dùng thuốc Cimetidine có thể gây buồn ngủ, chóng mặt. Do vậy bệnh nhân không được lái xe hay vận hành máy móc, thực hiện các công việc cần sự tập trung cao khi dùng thuốc.
► Không được dùng thuốc với trẻ dưới 12 tuổi nếu chưa được bác sĩ yêu cầu. Và khi dùng thuốc cho trẻ cần theo dõi chặt chẽ.
► Vì Cimetidine có thể đào thải qua sữa mẹ do vậy bệnh nhân nếu cần dùng thuốc khi cho bé bú phải không cho bé bú khi sử dụng.
► Với đối tượng mang thai tùy vào yêu cầu bác sĩ có thể chỉ định dùng hoặc không.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Cimetidine có thể sẽ gây ra một số những tác dụng phụ không mong muốn như là:
► Với tác dụng phụ thông thường: Gây nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy.
► Với tác dụng phụ nghiêm trọng: Gây kích động, ảo giác, nhầm lẫn, trầm cảm, đau khớp, khó tiểu, suy giảm khả năng tình dục.
► Với tác dụng phụ hiếm gặp: Bầm tím, chảy máu, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng, buồn nôn, mệt mỏi, nôn mửa kéo dài, đau bụng, vàng mắt vàng da, nước tiểu sẫm màu, đi tiểu nhiều hay ít hơn so với bình thường.
► Với phản ứng dị ứng: Gây ngứa cổ họng, phát ban, sưng lưỡi, khó thở, chóng mặt.
► Ngoài ra có thể còn có những tác dụng phụ chưa được đề cập. Do vậy bệnh nhân nếu nhận ra các dấu hiệu bất thường cần thông báo với bác sĩ ngay để được hỗ trợ chẩn đoán chữa trị.
Cần chủ động phòng ngừa tương tác thuốc trong thời gian điều trị
Cần chủ động phòng ngừa tương tác thuốc trong thời gian điều trị

3. Tương tác thuốc

Phản ứng tương tác giữa Cimetidine cùng thuốc kháng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động thuốc hay làm phát sinh thêm các triệu chứng nghiêm trọng. Do vậy bệnh nhân phải chủ động thông báo cùng bác sĩ những loại thuốc mình đang dùng kể cả thuốc uống, thảo dược, thuốc bôi ngoài da…
Có thể Cimetidine sẽ tương tác dùng một số loại thuốc như là: Cisapride, Dofetilide, Metformin, Lumefantine, Artemether, Ticlopidine, Moclobemide và Moricizine.
Hoặc có thể làm chậm quá trình thải trừ của một số loại thuốc như: Warfarin, Tacrine, thuốc chẹn kênh canxi, Theophylline, loại thuốc chống trầm cảm, Propranolol hay Metoprolol.
Hoặc làm giảm lượng axit trong dạ dày. Vì vậy dẫn đến thay đổi mức độ hấp thu của một số thuốc bao gồm: Thuốc chống nấm thuộc nhóm azole, Atazanavir, Pazopanib và Dasatinib.

4. Nếu dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều

Nếu dùng thiếu liều: Bệnh nhân cần dùng ngay khi nhớ ra nhưng nếu sắp đến giờ uống liều Cimetidine kế tiếp thì bỏ qua và dùng liều sau đúng theo kế hoạch. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi vì có thể gây một số những tác dụng phụ khác.
Nếu dùng quá liều: Chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán, khắc phục kịp thời vì dùng quá liều Cimetidine có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cơ quan bên trong cơ thể.

5. Khi nào nên ngưng dùng thuốc

Bệnh nhân ngưng dùng Cimetidine nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bao gồm: Nôn ra máu, đau khi nuốt thức ăn, ợ nóng dài hơn 3 tháng, đau ngực, buồn nôn.


Lời khuyên của chuyên gia:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân cần thăm khám kỹ càng và chỉ dùng thuốc Cimetidine nếu được bác sĩ chỉ định. Trong quá trình dùng thuốc cần áp dụng theo đúng chỉ dẫn bác sĩ. Ngoài ra nếu sau liệu trình điều trị bệnh tình không thuyên giảm cần thăm khám để được áp dụng cách điều trị khác hợp lý hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét